Bạch đàn có gốc cây khá
to, đường kính lên tới 10m, càng lên cao thân bạch đàn càng nhỏ. Thân cây thẳng,
không có cành nhỏ, chỉ có những tán lá rậm rạp mọc trên ngọn cây.
Hạnh nhân là một loại bạch đàn, có rễ
cây dài và to, thích hợp với việc hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng dưới tầng
đất sâu, đồng thời có thể ngăn được mưa báo đánh bật gốc.
Những điều bất ngờ và thú
vị về bạch đàn
1.Kẻ khổng lồ trong thế giới
thực vật
Bạch đàn là loài cây cao nhất trong
giới thực vật, cây trưởng thành cao khoảng 100m. Đến nay, cây bạch đàn cao nhất
được phát hiện cao 156m, chiều cao tương đương với một tòa nhà 50 tầng.
Thân cây bạch đàn cao và thẳng tắp,
nếu một chú chim đậu trên ngọn cây cất tiếng hót, người đứng dưới gốc cây chỉ
nghe thấy được âm thanh rất nhỏ.
2.Loại cây không có bóng mát
Lá bạch đàn có cấu tạo đặc biệt. Đa số lá của
các loài thực vật đều trơn nhẵn hướng lên phía trên, mặt ráp hướng xuống dưới,
nhưng lá bạch đàn thì khác, chúng dựng đứng song song với ánh sáng mặt trời, do
đó ánh sáng có thể xuyên qua tán cây. Vào mùa hè, khi những tán lá rộng có thể
tạo ra bóng râm, vì vậy mà bạch đàn gọi là loại cây không có bóng mát.
3.Hạt giống nhỏ bé
Bạch đàn tuy rất cao nhưng hạt giống
của chúng lại vô cùng nhỏ bé, mỗi hạt chỉ có kích thước 1-2mm, 20 hạt giống cộng
lại mới có kích thước như một hạt gạo. Hạt giống được bao bọc trong lớp vỏ cứng,
làm cho lớp vỏ ngoài nứt ra tạo thành hạt
giống mới rơi xuống đất, sau đó mọc rễ và phát triển.
4.Kho chứa nước tự nhiên
Bạch đàn là loài cây được nhiều người
ưa thích. Trên thế giới có một loài bạch đàn đặc biệt, loài này có cành cây rỗng,
trong cành cây chứa đầy nước. Ở những nơi thiết nước, người dân thường dùng gậy
gõ vào cành cây để xem bên trong có nước hay không. Loại bạch đàn đặc biệt này
được gọi là kho chứa nước tự nhiên, nó có thể giúp những người dân đi săn thuận
tiện hơn, không lo thiếu nước trong rừng sâu.
Bật mí về những điều thú vị
của bạch đàn
Đất đỏ Australia là vùng đất khô cằn nhất trên thế giới nhưng lại là nơi sinh sống của hơn 50 loài bạch đàn khác nhau |
1.Tại sao bạch đàn lại cao
như vậy?
Bạch đàn có khả năng hấp thụ nước và
chất dinh dưỡng tốt, chúng là một trong những loài thực vật có tốc độ phát triển
nhanh nhất. Vào giai đoạn sinh trưởng, mỗi ngày bạch đàn cao thêm khoảng 3cm, một
tháng cao thêm 1m, 1 năm cao thêm 10m.
Sau 5-6năm, bạch đàn có thể phát triển
thành cây cao 10m, gốc cây có đường kính 40cm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét