Hoa thạch đầu có khoảng 70-80 loài khác nhau, mỗi
loài đều có mầu sắc riêng. Hoa thạch đầu giống như hoa cúc và được gọi là “linh
hồn của đa”.
Những điều thú vị về hoa thạch đầu
Hoa thạch đầu có nhiều mầu sắc
sống động
sống động
Hoa thạch đầu hay còn gọi là hoa
nguyên bảo, là một trong những loài thực vật nổi tiếng. Chúng có hình tròn, cao
khoảng 2-3cm, thân ngắn, hai lá thịt dày nằm đồi diện nhau, cuộn tròn như hòn đá,
bên ngoài giồng như thân cây. Hoa thạch đầu phân bố chủ yếu ở những vùng sa mạc
khô hạn phía Nam châu Phi.
Những điều bất ngờ và thú vị về hoa thạch đầu
Hoa thạch đầu là cao thủ ngụy trang |
1.Cao thủ ngụy trang
Để bảo vệ bản thân và trốn tránh kẻ
thù, hoa thạch đầu có mầu sắc và hình dáng ngụy trang giống đa. Nếu không vào mùa
hoa nở thì chúng ta khó có thể phân biệt được đâu là đá đâu là cây. Đây là đặc điểm
hình thành trong quá trình tiến hóa để thích ứng với môi trường.
2.Hoa mọc từ kẽ đá
Cây thạch đầu khi phát triển được
3-4 năm vào mùa thu hoa sẽ mọc ra từ các kẽ đá, chúng thường có màu vàng, trắng,
hồng hoặc đỏ. Những bông hoa có kích thước lớn, che phủ toàn bộ thân cây, bắt đầu
nở vào lúc bình minh và khép lại lúc hoàng hôn, nở khoảng 7-10 ngày, sau đó
nhanh chóng tàn.
3.Cửa sổ đặc biệt
Trên đỉnh lá cây thạch đầu có một “cửa
sổ” dùng để thông gió và truyền ánh sáng. Ánh sáng chỉ có thể truyền qua cửa sổ
này, hơn nữa, mầu sắc và hình dáng sẽ làm giảm cường độ ánh sáng mặt trời, đồng
thời cũng làm giảm cường độ ánh sáng bên trong thân cây.
4.Nứt để phát triển
Mỗi năm vào mùa xuân, lá non của cây
thạch đầu sẽ mọc mới từ phiến lá cũ nứt ra, sau đó khô héo. Lá mới phát triển
nhanh chóng, tới mùa hạ sẽ lại nứt ra, tiếp tục mọc lá non và thân cây mới.
BẠN CÓ BIẾT
Hoa thạch đầu có thấy
khát nước?
Cây thạch đầu có khả năng chống hạn
tốt. Trong cơ thể chúng có nhiều tế bào giống như bọt biển, có khả năng tích trữ
rất nhiều nước. Khi lượng nước trong đất hay ngoài môi trường thiếu, không đủ
thì chúng có thể dựa vào lượng nước được dự trữ trong những tế bào để sinh tồn.
GÓC KIẾN THỨC
Tại sao hoa vung hàn đới
lại có màu nhạt, hoa vùng nhiệt đới có màu đậm?
Trong hoa có nhiều sắc tố như: sắc tố
xanh, sắc tố vàng, sắc tố hồng.. Những sắc tố này có thể căn cứ vào độ PH của lá
và nhiệt độ của môi trường mà có màu sắc khác nhau. Mỗi loài thực vật có độ PH
khác nhau, do đó màu sắc hoa cũng không giống nhau. Ngoài ra, nhiệt độ môi trường
cũng ảnh hưởng tới khả năng thay đổi của màu sắc. Vào buổi sáng, hoa có màu nhạt,
đến trưa hoa có màu đậm hơn. Sự khác nhau về độ đậm nhạt trong màu sắc của hoa
là do sự chênh lệch nhiệt độ giữa vùng hàn đới và vùng nhiệt đới.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét