15:01
0

Sư tử châu phi là một trong những loài động vật hoang dã thuộc họ mèo, chúng có kích thước cơ thể to lớn và được gọi là “chúa tể muôn loài”.

Sử tử đực có bề ngoài hấp dẫn và dáng đứng oai phong
Sử tử đực có bề ngoài hấp dẫn và dáng đứng oai phong
Tiếng gầm của sư tử giống như tiếng sấm dội bên tai. Sư tử thường sử dụng tiếng gầm và nước tiểu để đánh dấu lãnh thổ của mình.
Sư tử châu phi thích ở những thảo nguyên nhiều cỏ, ít cây, rộng rãi. Chúng có long mầu vàng giống với mầu cỏ của thảo nguyên, bởi vậy, nếu không nhìn kỹ thì chúng ta khó có thể nhận ra chúng.
Sư tử cái phụ trách săn mồi
Sư tử cái phụ trách săn mồi

Cuộc sống của sư tử châu phi

1.Sư tử châu phi một kẻ lười biếng

Sư tử đực rất lười biếng, chúng chưa bao giờ đi săn mồi, cũng không chăm sóc con cái. Tất cả mọi việc đều do sư tử cái gánh vác. Sư tử đực thường chỉ nằm dài trên bãi cỏ để phơi nắng và đi dạo.
Sư tử châu phi có ý thức bầy đàn rất cao. Trong đàn luôn có sự phân công lao động, sư tử đực và sư tử cái có nhiệm vụ khác nhau: sư tử đực có cơ thể to lớn và khỏe mạnh phụ trách bảo vệ cho cả đàn; sư tử cái có nhiệm vụ săn mồi, sinh sản và chăm sóc con.
Vì nhiện vụ của sư tử đực tương đối nặng nề, nên mỗi khi bắt được mồi, sư tử cái thường đem chiến lợi phẩmcho sư tử đực ăn trước, sau đó mới đến mình và các con.

2. Những điều thú vị về “kẻ bá chủ thảo nguyên”

·         Bờm sư tử có vai trò gì?


Các nhà khoa học mỹ đã tiến hành thực nghiệm: bày mô hình của ba cá thể sư tử có bờm khác nhau, sau đó dắt các sư tử đực và cái khác nhau tiến hành chọn lựa. Kết quả thu được là, sư tử cái 13/14 lần chọn mô hình sư tử có bờm dài nhất, còn sư tử đực: 9/10 lần chọn sư tử có bờm ngắn nhất. Như vậy, bờm sư tử có tác dụng thu hút sư chú ý của sư tử cái, nhưng bản thân sư tử đực lại không thích cái bờm của mình. Ngoài ra, bờm sư tử có sự phân biệt giữa mầu vàng và mầu đên. Sư tử đực có bờm dài và đen thường giành chiến thắng trong các cuộc chiến đấu và có địa vị tương đối cao trong đàn.

Thực ra, sư tử đực không mẫy ưa thích chiếc bờm rậm rạp của mình. Trên thảo nguyên nhiều cỏ, cái bờm dài và dầy sẽ khiến chúng gặp khó khăn khi săn mồi. Ngoài ra, châu phi có khí hậu nóng bức, bờm dầy còn khiến chúng cảm thấy rất khó chịu.

·         Tại sao nước tiểu của sư tử có thể đánh dấu lãnh thổ?
Nước tiểu của sư tử có thể đánh dấu lãnh thổ

Sư tử thường dùng tiếng gầm và nước tiểu để đánh dấu lãnh thổ. Tiếng gầm của chúng có thể được nghe thấy từ rất xa, tiếng gầm to và cao để cảnh báo và đe dọa những kẻ xâm phạm. Nước tiểu sẽ bốc hơi rất nhanh, vậy tại sao chúng vẫn sự dụng phương pháp này để đánh dấu lãnh thổ? Hóa ra, phía dưới đuôi sư tử có một tuyến nhờn đặc biệt có thể tiết ra mùi hương đặc trưng. Chất nhờn này sẽ cùng với nước tiểu thấm sâu vào lòng đất, không bị mất mùi. Đó chính là tín hiệu cảnh báo ngầm của sư tử đực với những kẻ có ý đồ xâm phạm.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét