21:29
0

Thông thường, tê giác lựa chọn phương án bỏ chạy hơn là phản kháng, nhưng khi rơi vào tình thế nguy hiểm tê giác sẽ trở nên đặc biệt hung dữ, thậm chí có thể công kích đối thủ một cách mù quáng.

Tìm hiểu cuộc sống loài tê giác
Tê giác phân bố chủ yếu ở Châu Phi và Khu vực Đông Nam Á

Tê giác loài động vật hung dữ

Tê giác đã sinh sống trên trái đất được hơn 500 triệu năm, là loài có kích thước cơ thể lớn thứ hai trong số các loài động vật sống trên cạn sau loài Voi. Tê giác có vẻ bề ngoài xấu xí, kích thước to lớn, bốn chân ngắn và chắc khỏe, mắt nhỏ, tính tình khá nóng nảy.
Tê giác khác với những loài động vật khác, sừng của chúng không mọc ở hai bên đầu mà mọc ở sống mũi, thường có một sừng ngắn và một sừng dài.

Những điều bất ngờ và thú vị về Tê giác

1.Đối tác tin cậy

Tê giác khá nóng tính, đến sư tử hay voi cũng phải nể phục. Tuy nhiên chim tê giác lại vô cùng dũng cảm, thường xuyên chạy nhảy vui chơi trên lưng tê giác. Đa phần tê giác có một lớp da cứng như một tấm áo giáp, nhưng phần da dưới nếp nhăn lại rất mềm, thường thu hút nhiều loài ký sinh trùng hút máu. Chim tê giác giúp chúng bắt những con trùng hút máu, tê giác không còn cảm thấy ngứa ngáy, còn chim tê giác thì no bụng.

2.Tê giác không sợ gai

Tê giác là loài động vật duy nhất có thể đi qua bụi cây gai mà không bị thương. Lớp da dày như một tấm áo giáp bảo vệ chúng khỏi ảnh hưởng của những chiếc gai sắc nhọn. Thậm chí, Tê giác còn có thể nghiền nát và nuốt những chiếc gai có chiều dài lên tới hơn 10cm.

3.Tê giác thích tắm bùn
Tê giác đen
Tê giác đen

Tất cả tê giác đều thích tắm bùn bởi bùn giúp chúng cảm thấy mát mẻ hơn trong những ngày hè nóng nực. Ngoài ra, bùn còn có tác dụng khác là giúp chúng không bị muỗi đốt.

4.Tê giác cổ xưa nhất

Tê giác ấn độ là loài tê giác cổ xưa nhất với lớp da dày xám đậm pha tím, trên da có nhiều chấm như đinh tán và có những nếp nhăn lớn ở vai, vùng dưới cổ và bốn khớp chân. Tê giác đực có sừng ngắn, to và cứng, do đó, chúng được gọi với cái tên khác là “Tê giác một sừng”.

5.Bá chủ của loài tê giác

Tê giác đen có lớp da mầu đen và nhẵn nhụi, miệng hình lưỡi câu nhô ra có thể cử động linh hoạt như ngón tay. Trong năm loài tê giác, tê giác đen là loài nóng tính và hung dữ nhất, thậm chí còn dữ tợn hơn cả loài hổ báo.
BẠN CÓ BIẾT
Loài tê giác nào lợi hại nhất?
Tê giác trắng
Tê giác trắng
Trong thế giới có 5 loài tê giác khác nhau bao goòm: Tê giác trắng, tê giác đen, tê giác Ấn Độ, tê giác Java, tê giác Sumatra. Do bị loài người săn bắt tràn lan, số lượng tê giác đang giảm sút rõ rệt, tê giác đã được liệt vào hàng động vật hoang dã quý hiếm đang đứng bên bờ tuyệt chủng. Tê giác trắng có miệng lớn và vuông, nên còn được gọi là “Tê giác miệng vuông”. Chúng là loài tê giác có kích thước lớn nhất, cá thể trưởng thành cơ thể dài 5m, nặng 2 đến 3,5 tấn.

Tê giác trắng có lớp da màu xám nhạt, tính tình ôn hòa và di chuyển khá chậm chạp.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét