Đài thiên văn trên núi cao |
1.Vì sao các đài thiên văn thường xây trên núi?
Khỉ gọi to: “Nhanh lên lợn con, đi lên
đài thiên văn phải leo núi, cho nên chúng ta phải đi sớm.”
Lợn con lắc đôi tai uể oải nói: “Tớ
không thích leo núi đâu. Tại sao các đài thiên văn lại xaya trên núi nhỉ?”
Khỉ con giải thích: “Các đài thiên văn
lớn đều phải xây dựng trên núi! Không khí trên núi rất trong lành, nước bẩn, khói
bụi đều rất ít, bên cạnh đó không gian cũng khã yên tĩnh, có như vậy các nhà
khoa học mới có thể quan sát bầu trời được rõ ràng”.
BẠN CÓ BIẾT
Đài thiên văn ngoài xây dựng ở trên núi, còn được xây dựng ở Nam Cực vì
có rất nhiều khu vực thích hợp để xây dựng đài thiên văn. Những nơi đó khô thoáng,
thuận lợi cho việc quan sát nghiên cứu.
2.Vì sao dưới đáy biển có đài thiên văn?
Tôm con đang chơi đùa dưới biển, đột
nhiên nó nhìn thấy một vật rất to, nó hốt hoảng hỏi mẹ
-Mẹ ơi! Con vật to lô lố kia là con
gì vậy?
Tôm mẹ vội giải thích trấn an Tôm
con:
-Con đừng sợ, đây là đài thiên văn
dưới biển. Người ta sử dụng đài thiên văn này để quan sát các hạt nơtrino hay vật
thể lạ nào khác mà các đài thiên văn trên mặt đất không quan sát được. Những vật
thể lạ này thường bay xuống từ bên ngoài vũ trụ, mà các nhà khoa học rất quan tâm
tới điều này để phục vụ cho công tác nghiên cứu của mình.
BẠN CÓ BIẾT
Ở Hawaii có một đài thiên văn dưới
biển, nó được lắp ở độ sâu 4800m. Để tránh sóng nước và sự quấy nhiễu của các
loài cá phát sáng, các nhà khoa học đã tiến hành xử lý kỹ thuật lắp ráp để đảm
bảo cho hiệu quả của công tác quan sát.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét