00:58
0

Mặt trời có khoảng 7/10 là do nguyên tử Hyđrô tạo thành. Lượng lớn hyđrô này còn có thể khiển Mặt trời phát sáng và tỏa nhiệt liên tục năm triệu năm nữa. Năng lượng mỗi ngày Mặt trời truyền tới Trái đất tương đương năng lượng của hơn năm triệu tấn than đá khí cháy tỏa nhiệt

Mục lục:
1.Mặt trời và Trái đất, cái nào lớn hơn?
2.Vì sao Mặt trời có thể tỏa nhiệt và phát sáng?
3.Mặt trời cách Trái đất bao xa?
4.Vì sao Mặt trời mọc ở đằng đông?
5. Vì sao chúng ta không thể rời xa Mặt trời?
6.Vì sao Mặt trời khi bình minh và hoàng hôn lại có màu đỏ?
7.Vì sao Mặt trời lúc sáng sớm hơi dẹt?

1.Mặt trời và Trái đất, cái nào lớn hơn?

Hệ mặt trời
Hệ Mặt trời

Mặt trời và Trái đất giống nhau, đều có hình tròn. Trong tất cả các ngôi sao chỉ những thiên thể có thể tự phát sáng và tỏa nhiệt, kích thước của Mặt trời xếp ở giữa, không phải to nhất cũng không phải nhỏ nhất (Mặt trời là ngôi sao gần Trái đất nhất). Khi các bạn nhỏ đứng từ Trái đất quan sát Mặt trời, có thể sẽ cảm thấy nó không hề to, điều này thực ra là do Mặt trời cách Trái đất rất là xa. Nếu như so sánh kích thước giữa Trái đất và Mặt trời, ai sẽ to hơn ai? Mặc dù Trái đất của chúng ta rất to, nhưng khi so sánh với Mặt trời, Trái đất rõ ràng rất nhỏ. Khối lượng của Mặt trời gấp 332.946 lần tổng khối lượng Trái đất. Nếu như đem Trái đất đặt vào trong Mặt trời, có thể đặt vào mười triệu ba trăm nghìn Trái đất đó.

2.Vì sao Mặt trời có thể tỏa nhiệt và phát sáng?

Mặt trời tỏa nhiệt và phát sáng
Mặt trời tỏa nhiệt và phát sáng
Mùa xuân đến rồi, thời tiết ngày càng ấm lên. Thanh ngồi ở trong vườn, ngước mắt nhìn Mặt trời rồi hỏi ông: “Ông ơi, vì sao Mặt trời vừa sáng lại vừa ấm áp?”
Ông nội xoa đầu Thanh và nói: “Mặt trời là một quả bóng lửa khổng lồ. Bên trong nó có lượng lớn nguyên tử hyđrô. Các nguyên tử hyđrô rất hoạt bát, hiếu động, chúng thường cầm tay nhau, bốn nguyên tử hợp thành một nhóm, biến thành các hạt nguyên tử hêli dưới sự giúp đỡ của ông Mặt trời phát ra áp lực và nhiệt độ khổng lồ. Quá trình biến thân này sẽ giải phóng một nguồn năng lượng khổng lồ. Năng lượng này thông qua hình thức phát sáng và nhiệt độ phát ra ngoài. Đời đến khi ánh sáng và nhiệt trên Mặt trời truyền tới Trái đất, chúng ta sẽ cảm thấy Mặt trời vừa sáng lại vừa ấm áp.”

3.Mặt trời cách Trái đất bao xa?

“Trái đất, mình muốn hỏi cậu một câu”. Mặt trăng đứng từ xa hỏi: “Cậu cách ông Mặt trời bao xa?”.
Trái đất ngẫm nghĩ rồi nói: “Mình cách ông Mật trời lúc xa nhất là khoảng 152 triệu Km, lúc gần nhất là 147 triệu Km”.
Mặt trăng cảm thấy rất kỳ lạ nên hỏi: “Không phải cậu luôn chuyển động vòng tròn quanh ông Mặt trời à? Sao mà lại lúc gần lúc xa?”.
Trái đất trả lời: “Mình quay xung quanh Mặt trời theo hình elip, cho nên khoảng cách sẽ thay đổi”.
Dựa vào khoảng cách trung bình giữa Mặt trời và Trái đất, nếu chúng ta đi bằng máy bay phản lực boing với tốc độ 1000km/h phải mất 17 năm, đi bằng xe lửa cao tốc 240km/h hết 71 năm mới có thể đi tới Mặt trời.

4.Vì sao Mặt trời mọc ở đằng đông?

Hồ ly bị Heo con cáo trạng lên quan tòa. Hồ ly nói với thẩm phán Voi: “Tôi bị hãm hại. Hôm qua, lúc tôi mượn Heo cái ghế, rõ ràng nói với cậu ấy, Mặt trời mọc lên từ phía Tây”.
Thẩm phán không khách khí nói: “Hồ ly xảo quyệt! Chúng ta từ Trái đất nhìn Mặt trời mọc từ phía Đông, quay nửa vòng hướng về phía Tây Trái đất rồi lặn. Thực ra mặt trời không có mọc lên hay lặn xuống, mà chỉ do Trái đất tự quay xung quanh mình từ Tây sang Đông, cho nên Mặt trời cũng chỉ có thể từ phía Đông mọc lên. Cậu rõ ràng là cố ý lừa Heo con!”. Hồ ly nghe xong, đành ngoan ngoãn trả ghế lại cho Heo con.
Chúng ta nhìn các ngôi sao khác trên bầu trời cũng đều cho rằng chúng mọc từ phía Đông và lặn ở phía Tây, nhưng thực ra đều là do Trái đất tự quay, mang lại cho chúng ta ảo giác. Nhìn từ Bắc cực, sẽ thấy các ngôi sao quay tròn ngược chiều quay của kim đồng hồ.

5. Vì sao chúng ta không thể rời xa Mặt trời?

Rất lâu về trước, Trái đất vẫn chưa có người, một ngôi sao khổng lồ trong vũ trụ đâm phải Trái đất. Sau cú va chạm dữ dội ấy, chớp mặt một cái, núi nở đất nứt. Toàn bộ không trung bị bao phủ bởi bụi, căn bản nhìn không thấy Mặt trời. Qua một khoảng thời gian, thực vật bởi vì một thời gian dài không thấy ánh sáng Mặt trời nên chết gần hết. Không có ánh Mặt trời, Trái đất trờ nên vô cùng lạnh giá, hơn nữa thực vật càng ngày càng ít đi và rất nhiều loài động vật bị chết đói, chết cóng.. Cuối cung, lớp bụi dần dần mỏng dần, Mặt trời lại xuất hiện. Tuy nhiện, trên Trái đất chỉ còn rất ít các loài động vật và thực vật còn tồn tại. Nếu như không có Mặt trời, trên Trái đất sẽ biến thành một thế giới đen tối, lạnh giá, không có sự sống.
Mặt trời không những đem đến cho con người nguồn năng lượng nhiệt mà còn có cả nguồn năng lượng điện, sử dụng trong đời sống thường ngày.

6.Vì sao Mặt trời khi bình minh và hoàng hôn lại có màu đỏ?

Ánh sáng cửa Mặt trời gồm 7 sắc: đỏ, da cam, lục, lam, chàm, tím. Vào thời điểm buổi trưa, Mặt trời chiếu thẳng xuống tầng khí quyển chúng ta, lúc này cự lý giữa Mặt trời và Trái đất tương đối gần, 7 loại ánh sáng trên đều có thể xuyên qua tầng khí quyển để đến Trái đất, do đó chúng ta sẽ thấy Mặt trời lúc này có mầu trắng. Còn lúc bình minh và hoàng hôn, khi Mặt trời chiếu vào tầng khí quyển qua một góc nghiêng, khoảng cách với Trái đất cũng xa hơn, các tia sáng có bước sóng ngắn như tia màu vàng, lục, lam, chàm, tím dễ bị tầng khí quyển hấp thụ và phản xạ, chỉ có các tia màu đỏ và da cam với bước sóng dài mới có thể vượt qua tầng khí quyển để đến với Mặt đất. Do đó, nhìn Mặt trời vào buổi chiều muộn và sáng sớm ta sẽ thấy Mặt trời có màu đỏ  hoặc da cam.

7.Vì sao Mặt trời lúc sáng sớm hơi dẹt?

Mặt trời vốn dĩ hình tròn, nhưng buổi sáng sớm nhìn Mặt trời lại có hình dẹt. Thì ra, lúc Mặt trời vừa mọc, các tia nắng phải xuyên qua rất nhiều tầng khí quyển, nhưng có chỗ thì không khí dày, chỗ thì không khí mỏng, như vậy các tia nắng Mặt trời không thể đi thẳng được. Đó chính là nguyên nhân khiến Mặt trời nhìn vào buổi sáng có hình dẹt.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét