Mây là khối các giọt nước ngưng tụ hay nước đá tinh thể treo lơ lửng trong khí quyển ở phía trên Trái Đất (hay trên bề mặt các hành tinh khác) mà có thể nhìn thấy.
1. Mây trắng và mây xám khác nhau như thế nào?
Chủ nhật, Cún con mời vịt con ra vùng
ngoại ô du xuân. Bầu trời rất xanh và có những đám mây trắng bay ngang qua. Cún
con nằm trên bãi cỏ suy nghĩ rồi hỏi: “Có phải những đám mây chỉ mang trang phục
màu trăng hay không?”. Vịt con trả lời: “Không phải, đó chính là mây đen”. Hóa
ra, không phải tất cả những đám mây đều màu trắng.
Khi những đám mây rất mỏng, ánh sáng
có thể dễ dàng xuyên qua những đám mây để chiếu xuống mặt đất. Lúc này, những đám
mây nhìn có màu trắng. Nhưng khi những đám mây trở lên dày hơn, ánh sáng không
thể hoặc rất ít có thể xuyên qua. Lúc này, những đám mây nhìn có vẻ đều là màu
xám.
BẠN CÓ BIẾT
Chỉ khi mây tồn tại, mới có thể xuất
hiện các hiện tượng như mưa rơi, tuyết rơi.
2. Vì sao bầu trời có màu xanh?
Sau một cơn mưa, bầu trời vừa trong
xanh vừa tươi đẹp. Bé Thủy sau khi nhìn thấy hiện tượng đó nên rất muốn biết:
Ai đã tô màu xanh cho bầu trời? Thế là bé hỏi ông Thanh hàng xóm. Ông Thanh nói
với bé: “Bầu trời màu xanh là do khí quyển, các hạt băng, giọt nước trong không
khí cùng ánh sáng Mặt trời tạo thành. Khi ánh sáng chiếu qua không khí, các tia
sáng màu xanh lá cây, tím, xanh nước biển rất dễ bị các hạt băng, các giọt nước
cùng các bụi nhỏ trong không khí tán ra khắc các hướng, xảy ra tán xạ. Cuối cùng
bầu trời có màu xanh như chúng ta nhìn thấy.”
0 nhận xét:
Đăng nhận xét