Ngôi sao là một quả cầu plasma sáng, khối lượng lớn được giữ bởi lực hấp dẫn. Ngôi sao gần Trái Đất nhất là Mặt Trời, nó là nguồn của hầu hết năng lượng trên Trái Đất. Nhiều ngôi sao khác có thể nhìn thấy được trên bầu trời đêm, khi chúng không bị lu mờ đi dưới ánh sáng của Mặt Trời.
Mục lục:
1.Vì sao sao Chổi có một chiếc đuôi dài?
2.Vì sao các ngôi sao trên trời không rơi xuống đất?
3.Vì sao có thiên thạch có thể rơi xuống đất?
4.Vì sao ban ngày chúng ta không nhìn thấy các ngôi sao?
5.Vì sao các ngôi sao biết chớp mắt?
6.Ngôi sao nào sáng nhất trên bầu trời?
7.Vì sao gọi là mưa sao băng?
3.Vì sao có thiên thạch có thể rơi xuống đất?
4.Vì sao ban ngày chúng ta không nhìn thấy các ngôi sao?
5.Vì sao các ngôi sao biết chớp mắt?
6.Ngôi sao nào sáng nhất trên bầu trời?
7.Vì sao gọi là mưa sao băng?
1. Vì sao sao Chổi có một chiếc đuôi dài?
Sao Chổi |
Một ngôi sao Chổi từ nơi xa xôi của
vũ trụ bay tới Hệ Mặt trời để chơi. Với tư cách là một đại biểu
nhiệt tình, Mặt trời thổi lửa nóng biểu thị sự hoan nghênh. Mặt trời
cẩn thận quan sát vị khách từ xa tới này, phát hiện nó được tạo thành từ đầu chổi
và đuôi chổi. Đầu chổi lại chia thành hai phần: phần thân và phàn hơi. Phần thân
của đầu chổi chứa đầy vật chất đóng băng, vô cùng độc đáo. “Vù vù vù” Mặt trời
lại cao hứng thổi gió nóng về phía sao Chổi. Bời vì nhiệt độ quá cao, các mảnh
băng bên trong sao Chổi biến thành hơi nước, bị thổi về phía sau của sao Chổi
giống như mây mù. “Kìa! Mình mọc thêm một cái đuôi thật đẹp! Cám ơn anh Mặt trời”.
Sao chổi vui vẻ nói.
BẠN CÓ BIẾT
Sao Chổi không có kích thước nhất định,
càng lại gần Mặt trời, nó càng trở nên to, đuôi của sao Chổi cũng trờ nên dài hơn.
2. Vì sao các ngôi sao trên Trời không rơi xuống Mặt đất?
Vào một ngày, Long hỏi bố: “Bố ơi, các
ngôi sao ở trên Trời liệu có thể rơi xuống đất không?”. Bố của Long cười trả lời:
“Bố kể cho con nghe một câu chuyện nhé! Ngày xửa ngày xưa, Trái đất mời sao Kim
tới chơi, em trai của sao Kim mang đồ chơi chuẩn bị tăng cho anh trai Trái đất.
Nhưng mà bất luận sao Kim có thể dùng lực như thế nào cũng không chốn khỏi quỹ đạo
mà bác Vũ trụ đã vẽ ra cho nó. “Sao Kim,
anh sẽ tới giúp em!”. Trái đất sử dụng một lực rất lớn cũng không thể kéo sao
Kim ra khỏi quỹ đạo dù chỉ một chút. Cuối cùng họ đành phải từ bỏ kế hoạch gặp
mặt. Vì thế, con không cần lo lắng, ngay cả hiện tại, sao Kim cùng những vì sao
khác không thể rơi xuống được đâu”.
BẠN CÓ BIẾT
Các ngôi sao trong vũ trụ rất khác
nhau, kích cỡ, tuổi tác, màu sắc, trọng lượng và tuổi thọ của chúng cũng không
giống nhau.
3. Vì sao có thiên thạch có thể rơi xuống Mặt đất?
Thiên Thạch |
“Bang…” hai ngôi sao trong Hệ Mặt trời va vào nhau. Chớp mắt một cái, vô số
các mảnh vỡ bay ra bốn phương tám hướng. Một vài viên đá trong đó bay về Trái đất,
lúc những viên đá cách Trái đất rất gần, lực hấp dẫn mạnh mẽ của Trái đất hút
chúng vào tầng khí quyển. Có những viên trong quá trình ma sát với tầng khí quyển
cháy thành tro, có những viên không cháy hết rơi xuống Mặt đất. Người ta gọi chúng
là thiên thạch.
BẠN CÓ BIẾT
Đại đa số các thiên thạch đều đến từ
vành đai các tiểu hành tinh nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc.
4. Vì sao ban ngày chúng ta không nhìn thấy các ngôi sao?
Mặt trời xuống núi rồi, bầu trời chầm
chậm tối lại, Trung ngửa mặt trông lên bầu trời đêm tuyệt đẹp nói: “Các ngôi
sao này thật đẹp. Ban ngày chúng đi đâu vậy bố nhỉ?”. Bố nói: “Các vì sao vẫn
luôn ở trên đó. Không hề đi đâu hết, chúng vẫn tỏa sáng không ngừng trong vũ trụ”.
“Nhưng vì sao vào ban ngày con lại không thấy chúng?”, Trung hiếu kỳ hỏi. “Bời
vì vào ban ngày, ánh sáng Mặt trời quá mạnh, chiếu sáng toàn vộ bầu trời. Cho nên
ánh sáng các vì sao không thể hiện ra rõ ràng”. Bố trả lời.
BẠN CÓ BIẾT
Tìm một buổi trưa năng đẹp, dùng đèn
pin chiếu lên tường, bé sẽ phát hiện trên tường không có gì. Đợi đến khi Mặt trời
xuống núi, lại chiếu một lần nữa, ánh đèn pin hiện ra vô cùng rõ ràng. Điều này
giống với việc ban ngày không nhìn thấy các vì sao.
5. Vì sao các ngôi sao biết chớp mắt?
“Nhờ các bạn nói với bạn Anna ở trên
Trái đất, mình muốn kết bạn với bạn ấy”. Sao Chức nữ nói. “Được!” - Sứ giả Ánh
sáng lập tức xếp đội hình bay về phía Trái đất. Khi sứ giả ánh sáng đến Trái đất
thì phát hiện: Sau khi bọn họ phải chịu sự khúc xạ của tầng khí quyển dày mỏng
không đồng đều, hướng đi sẽ thay đổi. Mặt khác, trong tầng khí quyển còn có sự
xuất hiện thất thường của các luồng khí, ngăn cản đường đi của họ. Thành công
vượt qua được tầng khí quyển thì sứ giả ánh sáng cũng đã bị khúc xạ vài lần. Như
vậy thứ tự họ đến mặt đất không đồng đều. Vì vậy, sao Chức nữ nhìn có vẻ lúc sáng
lúc tối, giống như đang chớp mắt. Sau khi sao Chức nữ biết Anna đồng ý kết bạn
với mình thì vô cùng vui vẻ, ngày nào cũng phái sứ giả ánh sáng gửi thư cho
Anna.
BẠN CÓ BIẾT
Trong câu chuyện này, những tia sáng
không vượt qua được tầng khí quyển sẽ quay trở lại vũ trụ, loại hiện tượng này
chính là khúc xạ ánh sáng; một số tia sáng khác thì thành công xuyên qua được tầng
khí quyển, tuy nhiên, hướng đi của chúng lại thay đổi, quá trình này gọi là khúc
xạ ánh sáng.
6. Ngôi sao nào sáng nhất trên bầu
trời?
Ngôi sao sáng nhất
Vào thời Hy lạp cổ đại các nhà thiên
văn đã bắt đầu căn cứ vào kích thước hoặc độ sáng các vì sao để chia chúng thành
nhiều cấp khác nhau. Sau khi phát minh ra kính viễn vọng, người ta căn cứ vào các
yếu tố trên mà chia chúng thành 6 cấp. Sao có độ sáng cấp 1 là sao sáng nhất,
sao có độ sáng cấp 6 là sao mở nhất mà mặt thường có thể nhìn thấy. Những ngôi
sao có độ sáng mở hơn cấp 6 thì mắt thường không thể nhìn thấy được. Ngày nay,
dùng kính thiên văn hiện đại, người ta có thể chụp được ảnh của các ngôi sao có
độ sáng cấp 21
BẠN CÓ BIẾT
Sao có độ sáng cao hơn 1 cấp thì sáng
gấp 1,5 lần, chúng đều rất sáng, trong đó sáng nhất là sao Thiên Lang, nó có độ
sáng cấp 1,42. Sao Thiên lang sáng gấp hơn 100 lần ngôi sao mờ nhất ta có thể
nhìn thấy bằng mắt thường.
Sở dĩ có những ngôi sao sáng và những
ngôi sao tối là do năng lực phát quang và cự ly của ngôi sao đó với Trái đất là
gần hay xa. Nếu sao có năng lực phát sáng tốt hay cự ly gần với Trái đất thì ngôi
sao đó sẽ rất sáng.
7.Vì sao gọi là mưa sao Băng?
Mưa sao băng
Xin chào mọi người! Mình tên là mưa
sao Băng, phân bố ở các vật thể nhỏ bé và các hạt bụi trong vũ trụ. Mình chạy rất
nhanh, có khi còn kết lại thành từng tóp trên Trái đất chơi. Khi chúng mình bay
với tốc độ nhanh tới tâng khì quyển, có thể ma sát với khí quyển nên bốc cháy,
phát ra ánh lửa sáng rực, trở thành sao Băng xinh đẹp. Nếu như vào buổi tối các
bạn nhìn thấy nhiều sao Băng, sẽ thấy rất giống như đang mưa. Cho nên, mọi người
thường gọi hiện tượng này là “mưa sao Băng”.
BẠN CÓ BIẾT
Hầu như tất cả các mảnh vỡ trong vũ
trụ như các vật thể nhỏ hay bụi, khi vượt qua tầng khí quyển sẽ bốc cháy biến
thành tro. Một số sao Băng khác khá to thì không cháy hết, rơi xuống Mặt đất, đây
chính là các thiên thạch mà chúng ta từng nhắc đến.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét