18:44
0

1. Vì sao có gió?

Vì sao có gió
Gió trên cao thường mạnh hơn dưới thấp
Vào mùa xuân và mùa thu có lúc sẽ có gió to, cho dù các bạn nhỏ ngồi trong nhà vẫn có thể nghe thấy tiếng “vù vù”. Các bạn nhỏ có thể cảm thấy rất băn khoăn: “Gió đến từ đâu?”.
Hóa ra, bất kỳ là loại gió nào, là kết quả của sự dịch chuyển không khí. Bởi vì sự chiếu rọi của Mặt trời, không khí của các vùng như lục địa hay hải dương sẽ hấp thụ nhiệt rồi bốc lên cao. Lúc này, khí lạnh ở xung quanh sẽ dịch chuyển xuống thấp hơn để bổ sung. Sau đó, ánh nắng lại làm nóng không khí lạnh vừa rồi, lượng không khí đó lại bốc lên cao, không khí lạnh mới lại tiến hành bổ sung. Như vậy, không khí không ngừng chuyển động, gió được sinh ra.
BẠN CÓ BIẾT
Ở nước ta vào mùa đông, không khí trên lục địa lạnh nhanh hơn so với ngoài biển, cho nên gió thường mạnh.

2. Vì sao ở chỗ cao gió thường to hơn ở chỗ thấp?

Chúng ta đều biết rằng gió là sự dịch chuyển của không khí trên mức cân bằng. Khi không khí chuyển động nếu gặp phải vật cản thì cần phải khắc phục được vật cản mới có thể đi tiếp được, điều này đòi hỏi phải tiêu hao một lượng năng lượng nhất định, tốc độ chuyển động tự nhiên do bị ảnh hưởng mà chậm lại. Ở chỗ thấp trên mặt đất, do lồi lõm không đều nhau, ngoài ra còn có các vật cản như các công trình kiến trúc và cây cối ngăn cản, làm cho nó tiêu hao rất nhiều năng lượng, cho nên tốc độ gió sẽ chậm lại. Còn gió ở nơi cao không bị các vật cản nên di chuyển thuận lợi, tốc độ gió tự nhiên cũng sẽ lớn hơn.
BẠN CÓ BIẾT
Năng lượng gió là một nguồn năng lượng sạch, là một thành viên của năng lượng Mặt trời, có thể tái sinh, sử dụng an toàn thuận lợi, không ô nhiễm môi trường. Ngay từ 2000 năm trước, người xưa đã biết lợi dụng sức gió thổi để đưa thuyền đi. Ngày nay con người vẫn lưu giữ thói quen sinh hoạt truyền thống là dùng cối xay gió để xay xát và hút nước.

3. Vì sao gió có những tên gọi khác nhau?

Căn cứ vào độ mạnh của gió, gió cũng có nhiều tên gọi khác nhau
1.Không có gió: Vào những lúc không có gió, khói từ ống khói sẽ bay thẳng lên trên.
2.Gió hiu hiu: Chúng ta sẽ nhìn thấy lá cây và cành cây đung đưa, còn lá cờ thi bay phất phới.
3.Gió mạnh: Lúc này, những cành cây to sẽ đung đưa, dây điện sẽ bị thổi tạo nên tiếng “vù vù”.
4.Gió to: Cả một cái cây rung lắc, rất khó để đi ngược chiều gió.

5.Gió bão: Các cành cây nhỏ có thể bị gãy, con người đi lại vô cùng khó khăn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét