23:18
0

Núi là dạng địa hình lồi, có sườn dốc và độ cao thường lớn hơn đồi, nằm trải dài trên phạm vi nhất định. Nó được hình thành từ hiện tượng uốn nếp do tác động của nội lực.


1. Vì sao núi cao lớn như vậy?
Núi cao lớn

Sóc con vui vẻ nói với Rùa con: “Ha ha, mình cao lên được 2cm rồi, thật vui quá!” . Lúc này bác Núi dưới chân hai bọn họ nói: “Bác cũng cao thêm 2cm rồi”. Rùa con nói: “Bác núi ơi, từ trước tới nay bác chưa bao giờ ăn cơm, làm sao cao lên được?”. Bác núi trả lời: “Thực ra, chỗ bác đứng bây giờ, rất lâu về trước là biển. Nhưng vì các tầng của Trái đất ép vào với nhau, đáy biển chầm chậm gồ lên, bị ép cho càng ngày càng cao. Sau đó nhiều năm, thì có bác như hiện tại. Hiện nay, hai tầng của Tráiđất dưới chân bác vẫn đang ép lẫn nhau, cho nên bác vẫn cao lên được. Rất bất ngờ đúng không?”.
BẠN CÓ BIẾT
Chuyển động của lớp vỏ có thể biến lục địa thành đại dương, đồng thời cũng có thể biến đáy biển trở thành núi cao. Các ngọn núi già thường thấp, không cao bằng các ngọn núi trẻ.

2. Vì sao trên núi cao lạnh hơn dưới núi?
Trên núi cao thì lạnh hơn dưới núi

Nghỉ hè đến rồi, Bố mẹ quyết định đưa Đông lên núi du ngoạn. Họ đến dưới chân núi, phát hiện một chú đang cho thuê áo bông: “Mọi người thuê áo bông đi, trên núi lạnh hơn rất nhiều so với dưới núi”. Đông cảm thấy vô cùng kinh ngạc. Lúc này, mẹ giải thích: “Trái đất hấp thụ ánh nắng Mặt trời, đồng thời trên mặt đất cũng tỏa ra nhiệt lượng, cho nên càng gần mặt đất nhiệt độ càng cao. Nếu như cách xa mặt đất thì rất khó nhận được nhiệt lượng mà mặt đất tỏa ra, nhiệt độ sẽ thấp hơn. Bình thường, mỗi lần lên cao thên 100m, nhiệt độ sẽ hạ xuống thêm 0,6°C!”.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét