Mặt trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất và là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm trong Hệ Mặt Trời. Khoảng cách trung bình tính từ tâm Trái Đất đến Mặt Trăng là 384.403 km, lớn khoảng 30 lần đường kính Trái Đất.
Mục lục:
1.Vì sao Mặt trăng chuyển động quanh Trái đất?
2.Mặt trăng cách Trái đất bao xa?
3.Vì sao có hiện tượng nguyệt thực?
4.Sao trên Mặt trăng không có sự sống?
5.Vì sao Mặt trăng có thể tự phát sáng?
6.Vì sao trên bề mặt Mặt trăng có những hố sâu?
3.Vì sao có hiện tượng nguyệt thực?
4.Sao trên Mặt trăng không có sự sống?
5.Vì sao Mặt trăng có thể tự phát sáng?
6.Vì sao trên bề mặt Mặt trăng có những hố sâu?
Mặt trăng là vệ tinh duy nhất của Trái đất, thời gian chuyển động một vòng
quanh Trái đất khoảng một tháng. Sở dĩ như vậy là
vì Trái đất có một lực hút, nó có thể kéo Mặt trăng không cho Mặt trăng thoát
khỏi Trái đất. Ngược lại, Mặt trăng cũng có một ngoại lực thoát sức hút của Trái
đất, chúng ta gọi là lực ly tâm. Lực hút của Trái đất và lực ly tâm của Mặt trăng
vừa khéo bằng nhau, không ai có thể kéo được ai. Do đó, Mặt trăng cứ quay vòng
quang Trái đất với một quỹ đạo tương ứng, vừa không thoát khỏi, vừa không va vào
Trái đất.
Vào một ngày chị Mặt trăng gọi điện
cho Trái đất nói muỗn đến thăm cậu ấy. Trái đất lập tức nói: “Chị Trăng ơi, cám
ơn chị, nhưng chị đừng nên tới”. “Vì sao đấy? Chị gói hành lý xong cả rồi”. Chị
Trăng không hiểu hỏi lại. “Từ chỗ chị tới chỗ em cách nhau 384 nghìn km, phải đi
8 năm”. Chúng mình cách xa quá. Điều em no nhất là kích thước của chị lớn quá,
sẽ làm hại đến cuộc sống của con người trên này mất, Khoảng cách hiện tại của
chúng mình là an toàn nhất “Trái đất trả lời”. Mặt trăng thấy Trái đất rất kiên
định, đành phải từ xa hỏi thăm cậu thôi.
Bé thủy hôm nay đặc biệt vui, bởi vì
tôi nay bố sẽ cho bé đi xem hiện tượng nguyệt thực. Đến buổi tối, nhìn thấy Mặt
trăng lúc trước vẫn còn sáng rõ bây giờ giống như đã mất đi một miếng. Bé nói:
“Bố ơi, Mặt trăng sẽ không thật sự bị ăn mất chứ? Con cảm thấy hơi lo lắng”. Bố
trả lời: “Thực sự con nhìn thấy là hiện tượng nguyệt thực. Bản thân Mặt trăng
không thể tự phát sáng, ánh sáng chúng ta nhìn thấy là do ánh sáng của Mặt trời khi chiếu tới bề mặt Mặt trăng phản chiếu lại.
Có thể do Mặt trăng cảm thấy quá nóng, cho nên muốn chốn sau người Trái đất, đợi
đến khi Trái đất hoàn toàn che khuất Mặt trăng, chúng ta sẽ không thấy Mặt trăng
nữa và chúng ta gọi đó là hiện tượng nguyệt thực ”.
BẠN CÓ BIẾT
Nguyết thực chỉ xẩy ra vào ngày rằm âm
lịch lúc Trăng tròn hoặc sau đó hai ngày.
“ Mẹ ơi, trong truyện nói rằng trên
mặt trăng có chú Cuội, điều này có thật không mẹ? Con rất muốn nhìn thấy nơi chú
Cuội ở!”. Bé Hạnh nhìn ngắm Mặt Trăng tròn ngoài cửa sổ, tràn đầy kỳ vọng hỏi.
Mẹ nghe xong liền mỉm cười nói: “ Đó chỉ là truyền thuyết thôi con! Là tưởng tượng
của người xưa. Thực ra trên mặt trăng, mọi nơi đều là núi trọc hình vòng cung,
không có nước và không khí, cũng không có bất kỳ loài động thực vật nào. Đoán
chừng chú Cuội cũng không thể sống trên Mặt Trăng hoang vắng”.
BẠN CÓ BIẾT
Mặt Trăng là thiên thể cách Trái Đất
gần nhất, bắt đầu từ thời cổ đại, con người đã luôn luôn tràn đầy lòng hiếu kỳ
và tưởng tượng về Mặt Trăng.
“Bà ơi, con thích ánh sáng của Mặt
Trăng hơn, bởi vì ánh sáng của nó không chói mắt như mặt trời”. Hùng cầm lấy
tay của Bà, chỉ vào bức trang trong sách nói. Bà trả lời: “Hùng thật biết quan
sát, ánh trăng xem ra thật sự rất đẹp. Tuy nhiên mặt trăng không thể tự phát sáng!
Ánh trăng mà chúng ta nhìn thấy thực ra là ánh sáng phản chiếu của Mặt Trời. Lúc
Mặt Trăng, Mặt trời và Trái Đất tạo thành một hình tam giác, Mặt trời sẽ cùng lúc
chiều sáng tới Trái Đất và Mặt Trăng. Mặt Trăng lại có thể phản chiếu ánh nắng
tời phần quay lưng lại của Trái Đất và Mặt Trời, do vậy vào buổi tối chúng ta
nhìn thấy Mặt Trăng sáng”. Hùng nghe xong liền nghiêm túc gật đầu.
BẠN CÓ BIẾT
Chỉ có các ngôi sao mới có thể phát
sáng Mặt Trăng không thể tự phát sáng, do vậy nó không phải là một ngôi sao.
Trong vũ trụ, có một đoàn những mảnh
vỡ đang bay tự do không có mục tiêu. Khi đi ngang qua Mặt trăng, một mảnh vỡ
cao hứng nói: “Mọi người nhìn xem, trên bề mặt Mặt trăng có những núi hình vòng
cung, tơ đoán rằng là do núi lửa phun trào để lại, nhìn có vẻ rất thú vị. Chúng
mình tới đó xaya nhà đi”. “Thật là một ý tưởng hay!” Các mảnh vỡ liền hạ cánh lộn
xộn xuống Mặt trăng. Bởi vì Mặt trăng có tầng khí quyển rẩt mỏng, dưới điều kiện
không có bất cứ thứ gì che chắn, các mảnh vỡ giống như những quả bom đâm xuống
bề mặt Mặt trăng. “Oành, oành, oành..”. Dưới sự xung kích khổng lồ của các mảnh
vỡ, bề mặt Mặt trăng tăng thêm rất nhiều hố xâu. Thực ra, các hố xâu này chính
là các núi hình thiên mới hình thành.
BẠN CÓ BIẾT
Mặt trăng ở thời kỳ mới hình thành đã
có những cuộc phun trào núi lửa quy mô lớn, những núi hình vòng cung được tạo
ra bởi núi lửa phun trào chỉ chiếm thiểu số. Hiện nay, trên Mặt trăng, phần lớn
các núi hình vòng cung la do va chạm với thiên thạch tạo nên.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét